Ứng dụng Quang_dẫn

Khi một linh kiện vật liệu quang dẫn được kết nối như một phần của mạch, nó hoạt động như một điện trở có điện trở phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Trong bối cảnh này, vật liệu này được gọi là điện trở quang, còn gọi là "điện trở phụ thuộc ánh sáng" (photoresistor) hoặc chất quang dẫn. Nhóm linh kiện quang dẫn hoạt động theo hiệu ứng quang điện ở vùng cường độ sáng nhỏ, cao hơn lượng photon cực nhỏ thu nhận ở "Đèn quang điện", và thấp hơn lượng ánh sáng thu nhận ở Pin mặt trời để sản xuất điện năng.

Ứng dụng phổ biến nhất của điện trở quang là bộ tách sóng quang (photodetector), tức là các thiết bị đo cường độ ánh sáng. Điện trở quang không phải là loại duy nhất của bộ tách sóng quang. Các loại khác bao gồm Cảm biến CCD (hay "thiết bị ghép điện tích" CCD, Charge Coupled Device), photodiodphototransistor, nhưng chúng là những loại phổ biến nhất. Một số ứng dụng của bộ tách sóng quang trong đó các bộ phát quang thường được sử dụng bao gồm đồng hồ đo ánh sáng máy ảnh, đèn đường, radio đồng hồ, máy dò hồng ngoại, hệ thống nanophotonic và các thiết bị cảm biến ảnh cỡ nhỏ.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quang_dẫn http://adsabs.harvard.edu/abs/1977ApPhL..31..292S http://adsabs.harvard.edu/abs/1978MedPh...5...23D http://adsabs.harvard.edu/abs/1992PSSAR.133...73S http://adsabs.harvard.edu/abs/2009Natur.460..371N http://adsabs.harvard.edu/abs/2015JAP...117a5101H http://adsabs.harvard.edu/abs/2016NatCo...713406N //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5123013 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19606145 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27882917 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29171260